Chuyên ngành Bảo tồn Di sản Kiến trúc & Du lịch

30-03-2020

Chuyên ngành Bảo tồn Di sản Kiến trúc & Du lịch

Tổng quan Ngành: 

  • Bảo tồn Di sản kiến trúc và Du lịch là chuyên ngành đào tạo mới được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tiễn của xã hội về bảo tồn di sản văn hoá và phát triển du lịch hiện nay và trong tương lai. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá là tất yếu mà trong đó du lịch di sản là cầu nối, là chất keo gắn kết các nền văn hoá và là là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực và trên Thế giới.
  • Đây là chuyên ngành đào tạo kết hợp giữa 3 yếu tố: Nghiên cứu – Sáng tạo – Quản lý được thiết kế theo qui trình CDIO chuẩn quốc tế (Concive – Design – Implement - Operation). Người học không hạn chế tuổi tác và không bị giới hạn bởi các tổ hợp môn xét tuyển. Khung chương trình đào tạo tập trung vào việc trang bị kiến thức chuyên ngành, phương pháp và kỹ năng hoạt động thực tiễn.

Thời gian Đào tạo: 04 năm, cấp bằng Kiến trúc sư Bảo tồn

Chương trình Đào tạo: Khung chương trình quy định sinh viên phải tích lũy 140 tín chỉ 

  • Đại cương: 39 tín chỉ 
  • Đại cương ngành: 26 tín chỉ
  • Chuyên ngành: 65 tín chỉ
  • Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Kỹ năng Nghề nghiệp: 

  • Được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết của một KTS Bảo tồn trong việc thiết kế kiến trúc, qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản. Nắm vững lý luận bản tồn, có khả năng nghiên cứu lập dự án qui hoạch bảo tồn các khu di sản văn hoá thế giới, lập dự án bảo tồn, thi công trùng tu các công trình di tích kiến trúc và tôn tạo cảnh quan di sản.
  • Được trang bị kiến thức cơ bản về quản lý di sản, nắm vững thông tin về các nguồn tài nguyên du lịch di sản, kiến thức quản trị kinh doanh lữ hành, thiết kế và điều hành tua du lịch, lập dự án qui hoạch phát triển du lịch thông qua di sản.
  • Được trang bị những kiến thức nền tảng về di sản kiến trúc Việt Nam và Thế giới, hiểu và áp dụng được phương pháp luận nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc, tổ chức và thực hiện các dự án nghiên cứu bảo tồn di sản, phát triển học thuật để trở thành những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc.

Cơ hội Việc làm: 

  • Được thực tập tại các khu di sản nổi tiếng trong nước và trong khu vực như: Khu di sản Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, Cố đô Hoa Lư (Việt Nam); Ayuthaya, Bangkok (Thái Lan); Mandalay, Bagan (Myanmar); Angkor Wat, Angkor Thom (Campodia); Luanprabang, Watphou (Laos).
  • Sau khi tốt nghiệp, các KTS Bảo tồn sẽ làm việc tại các Trung tâm bảo tồn di sản văn hoá trong nước và trong khu vực, các bảo tàng cấp Tỉnh hoặc cấp Trung ương, các công ty lữ hành khai thác du lịch trong nước và quốc tế. Có thể học tập nghiên cứu nâng cao bằng cấp, giảng dạy trong các trường đại học hoặc cao đẳng có ngành nghề đào tạo về bảo tồn di sản kiến trúc và quản trị du lịch.

 

Bài viết khác